Thư Rô-ma [Giản Lược]

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011 0 nhận xét

GIỚI THIỆU THƯ RÔ-MA
(Rô-ma 1:1-17; 16:1-16)
******

I.  GIÁ TRỊ CỦA THƠ LA MÃ
  • Galati và Rôma: Trong Lamã, giống như Galati, Phaolô bảo vệ Phúc Âm, chống lại sự câu nệ luật pháp của các Cơ Đốc Nhân gốc DTG, nhưng ở đây, ông cố gắng trình bày một nền thần học hoàn toàn và có hệ thống.
  • Martin Luther xem Lamã là sách chính trong Tân Ước, và chính là sách Phúc Âm thuần túy, càng học càng thấy nó quý báu và ngọt ngào.

  1. Giá trị thần học: Rất lớn : Nó là tài liệu căn bản, đầy đủ và có hệ thống về lẽ thật và sự dạy dỗ của Phaolô. Nó giúp chúng ta hiểu rõ và cảm kích sâu xa chương trình cứu chuộc của Chúa Jesus.
  2. Giá trị thuộc linh: Rất lớn: Chủ đề Lamã là nguồn gốc năng lực và bí quyết chiến thắng của đời sống Cơ Đốc Nhân.
  3. Giá trị thực tế: Mô tả rõ ràng Cơ Đốc giáo thật là gì và những nguyên tắc thực tế cho nếp sống đạo của Cơ Đốc Nhân.

II.  LÝ DO PHAOLÔ VIẾT THƯ LAMÃ (15:14-33)

  • Thời điểm và nơi chốn viết thư: Trong 10 năm (47-57 SC), Phaolô truyền giáo quanh eo biển Hylạp (Aegean sea), giữa Á châu và Âu châu. Phái đoàn Phaolô thành lập các Hội Thánh trong bốn tỉnh Lamã là Maxêđoan, Achai (Âu Châu), và Galati, Tiểu Á (Á Châu).
  • Mùa đông năm 57 SC, Phaolô ở tại Côrinhtô, tại nhà Gaiút. Lúc ấy, công tác tại Aegean sea đã hoàn tất, Phaolô đang tìm những cánh đồng mới để truyền giáo: Ông quyết định đi Tây Ban Nha sau khi ghé Lamã. Trước khi đi, Phaolô đọc cho bạn ông là Tẹt-Tiu viết thư Lamã, thông báo chuyến viếng thăm.

Lý do viết thư:
  • Trước tiên, Đức Chúa Trời thần cảm Phaolô viết thư Lamã.
  • Thứ hai, Phaolô có nhiều bạn thân và bạn đồng lao, đang lãnh đạo nhiều Hội Thánh địa phương tại Lamã: Ông viết thư nầy để báo tin chuyến viếng thăm cũng như trình bày căn bản Phúc Âm để họ dạy cho Hội Thánh của họ.
  • Thứ ba, nan đề với các Cơ Đốc nhân gốc DTG rất phổ biến, nên Phaolô muốn đi trước họ một bước, chuẩn bị cho các tín hữu tại Lamã.

III.  NGƯỜI NHẬN:Hội Thánh LAMÃ
  a.  Ba giả thuyết về nguồn gốc Hội Thánh LaMã:
  • Người hành hương Lễ Ngũ Tuần: Một số cho rằng vài người hành hương đến Giêrusalem trong ngày Lễ Ngũ Tuần đầu tiên(30. SC),nghe Phierơ giảng, đã cải đạo, được đầy dẫy Thánh Linh, đem Tin Lành về Lamã.
  • Người cải đạo đến Lamã Lamã là thủ đô,nên dân chúng thường đến Lamã, trong số đó có những tín hữu, và, đi đâu, các tín hữu cũng giảng Tin Lành (Cong Cv 8:4). Đây có thể là những người cải đạo do Phaolô, vì Phaolô có nhiều bạn tại Lamã (16:3-15), dù ông chưa bao giờ đến đó.
  • Do Phierơ: Theo truyền thuyết, Phierơ đã đến Lamã, giảng Tin Lành và thành lập Hội Thánh ở đó.

  b.  Thành phần Hội Thánh Lamã:
  • Nhóm Cơ Đốc nhân nguyên thủy phần lớn là người Do Thái, vì họ có một cộng đồng Do Thái ở đó từ thế kỷ thứ 2. TC, dù Lamã đã hai lần trục xuất họ (Cong Cv 18:2).
  • Tuy nhiên, vào năm 57. SC thì Cơ Đốc nhân Ngoại quốc đông hơn Cơ Đốc nhân Do Thái. Vị sứ đồ cho dân ngoại đã viết thư nầy để trình bày Phúc Âm thông suốt cho họ.
  • Ba năm sau (60. SC), Phaolô mới ghé thăm Lamã trong tư cách một tù nhân, nhưng ông đã tận dụng mọi cơ hội để giảng dạy. Dường như ông được trả tự do một thời gian, rồi mới bị bắt, và bị chém đầu, nhưng Hội Thánh tại Lamã vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

IV.  SỨ ĐIỆP CỦA THƠ LAMÃ
  • Galati và Lamã: Galati được viết sau hành trình TG đầu tiên, Lamã được viết sau hành trình TG thứ ba, ngay trước khi ông bị bỏ tù. Sau 8 năm chức vụ, Phaolô, lúc ấy đã 60 tuổi, trình bày thần học có hệ thống về những gì ông gửi cho Hội Thánh Galati, trong thư Lamã.
  • Chủ đề chính: Chủ đề chính cho cả hai thư là “Sự xưng công bình bởi Đức Tin. Galati nhấn mạnh sự cứu rỗi không bởi kinh luật. Lamã nhấn mạnh đến sự Công Chính của Đức Chúa Trời, nghĩa là: Đức Tin là cách để sự Công Chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ.
  • Chủ đề phụ: Bên cạnh chủ đề chính là nhiều chủ đề phụ: Đức Tin đối chiếu với Công đức(đoạn 3-4),Xác thịt đối chiếu với Thánh Linh (đoạn7-8), Apraham, người của Đức Tin, Lời hứa cho Ápraham nối liền với Phúc Âm, Tình yêu thiên thượng.

Click vào biểu tượng dowload sách

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    ©Copyright 2011 MEDIA-DAVIDNGUYEN | TNB